Blog

Vốn chủ sở hữu là gì? Công thức tính và thông tin cần biết

Một doanh nghiệp trước khi thành lập sẽ cần có cơ cấu vốn phù hợp để đi vào hoạt động kinh doanh cũng như vận hành hiệu quả nhất. Tùy theo từng mô hình khác nhau, công ty sẽ gồm có nguồn vốn tương ứng. Xét về cơ bản, vốn doanh nghiệp có 02 loại chính là vốn nợ và vốn chủ sở hữu. Trong bài viết dưới đây, Makemoney sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn khái niệm vốn chủ sở hữu là gì và cách tính chi tiết. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu chính là nguồn vốn được sở hữu bởi chủ doanh nghiệp hay các thành viên liên doanh, cổ đông công ty. Theo đó các thành viên này sẽ cùng nhau góp vốn để xây dựng nguồn lực đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động. Những ai cùng góp vốn sẽ chia lợi nhuận hoặc là cùng gánh các khoản lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Theo đó, loại vốn này là nguồn tài trợ cố định, thường xuyên của doanh nghiệp. Trong suốt quá trình hoạt động, vốn chủ sở hữu được bổ sung từ nhiều nguồn khác nhau như lợi nhuận kinh doanh, chênh lệch về giá cổ phiếu, giá trị tài sản,… Trường hợp không may công ty mà ngừng hoạt động thì đơn vị sẽ phải thanh toán các khoản nợ cho chủ nợ, lượng của người lao động rồi cuối cùng mới đến chia cho thành viên góp vốn theo tỷ lệ nhất định.

Vốn chủ sở hữu là gì

Nhìn chung vốn chủ sở hữu là thành phần quan trọng trong hệ thống cơ cấu vốn. Nó ảnh hưởng đến sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Việc hiểu rõ vốn chủ sở hữu là gì sẽ góp phần xây dựng cơ cấu vốn và nguồn lực đạt hiệu quả tối ưu.

Vốn chủ sở hữu gồm những gì?

Vốn chủ sở hữu thể hiện chi tiết, cụ thể trong báo cáo kinh doanh của doanh nghiệp. Theo như quy định thì tùy theo doanh nghiệp, loại vốn này sẽ bao gồm các thành phần không giống nhau. Đồng thời được cấu thành bởi các yếu tố như:

  • Vốn cổ đông: Là khoản vốn góp thực tế từ cổ đông, mọi thông tin vốn sẽ ghi rõ ràng trong điều lệ công ty.
  • Thặng dư vốn cổ phần: Là khoản chênh lệch giá cổ phiếu từ lúc phát hành với mệnh giá của hiện tại.
  • Các quỹ doanh nghiệp: Bao gồm quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng,… Nó được hình thành theo tỷ lệ không vượt quá quy định của pháp luật.
  • Chênh lệch đánh giá tài sản: Gồm chênh lệch đánh giá lại tài sản cố định, hàng tồn kho, bất động sản đầu tư,…
  • Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: Là khoản lợi nhuận còn lại sau thuế chưa chia
  • Chênh lệch tỷ giá hối đoái: Là giao dịch phát sinh bởi ngoại tệ hay mục tiền tệ có gốc ngoại tệ,…
  • Nguồn khác: Là cổ phiếu, nguồn kinh phí sự nghiệp,…

Trong đó nguồn vốn cổ đông, lợi nhuận từ hoạt động SXKD sẽ chiếm tỷ trọng khá lớn. Nguồn chênh lệch giá hay đánh giá lại tài sản và nguồn khác sẽ có tỷ trọng nhỏ trong tổng thể vốn doanh nghiệp.

Một số hình thức vốn chủ sở hữu hiện nay của doanh nghiệp

Với từng loại hình của doanh nghiệp thì vốn chủ sở hữu sẽ có sự khác biệt. Sau đây là một số hình thức phổ biến:

Một số hình thức vốn chủ sở hữu hiện nay của doanh nghiệp
  • Doanh nghiệp Nhà nước: Nguồn vốn hoạt động Nhà nước đầu tư
  • Công ty TNHH: Vốn hình thành do các thành viên tham gia thành lập công ty góp
  • Công ty cổ phần: Nguồn vốn hình thành từ cổ đông là chủ sở hữu doanh nghiệp
  • Công ty hợp danh: Doanh nghiệp cần ít nhất 2 thành viên hợp danh để tham gia góp vốn thành lập công ty
  • Doanh nghiệp tư nhân: Vốn chủ doanh nghiệp đóng góp. Cá nhân/tổ chức chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản của mình.
  • Doanh nghiệp liên doanh hoặc xí nghiệp nước ngoài: Là góp vốn tiến hành giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Công thức tính vốn chủ sở hữu chi tiết

Ngay khi thành lập doanh nghiệp, với mọi hoạt động kinh doanh thì bạn cần phải biết cách hạch toán vốn chủ sở hữu. Trong kế toán vốn này có sự khác biệt giữa giá trị tài sản công ty cùng giá trị của các khoản nợ. Công thức tính vốn chủ sở hữu là:

Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản doanh nghiệp – Tổng nợ phải tr

Ví dụ: Một doanh nghiệp thành lập có tổng giá trị tài sản là 2 tỷ nhưng có khoản vay nợ từ ngân hàng là 0.5 tỷ để phục vụ hoạt động sản xuất. Do đó vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này thực tế chỉ là 1.5 tỷ mà thôi.

Công thức tính vốn chủ sở hữu chi tiết

Dựa theo công thức xác định vốn chủ sở hữu ta thấy vốn này có thể âm nếu như tổng nợ phải trả lớn hơn tổng tài sản hiện có. Quá trình hạch toán vốn chủ sở hữu phải trả sẽ lớn hơn tổng tài sản hiện có. Nó đóng vai trò khá quan trọng giúp cho công ty điều chỉnh lại cơ cấu vốn. Cuối cùng đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả. Khi hạch toán vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp nên tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Hạch toán chi tiết vốn chủ sở hữu doanh nghiệp dựa theo từng nguồn hình thành. Đồng thời theo dõi từng cá nhân/tổ chức tham gia góp vốn.
  • Yêu cầu theo dõi chi tiết vốn góp dựa theo từng đợt, số lẫn cũng như số vốn góp thực
  • Chỉ cắt giảm vốn kinh doanh trong một số trường hợp như trả vốn cho ngân hàng Nhà nước, trả vốn cho cổ đông, điều động vốn cho công ty con khác trong nội bộ hoặc giải thể thanh lý.
  • Trường hợp có nhận vốn góp bằng ngoại tệ thì ta cần quy đổi ra đơn vị VNĐ theo tỷ giá thực tế tính tại thời điểm phát sinh.

Tóm lại các doanh nghiệp mà hoạt động bình thường thì phải cần có vốn chủ sở hữu để đáp ứng quy mô cũng như các chiến lược kinh doanh. Việc hiểu rõ vốn chủ sở hữu là gì, nhất là cách tính sẽ giúp mọi người xây dựng cơ cấu vốn hiệu quả nhất. Mọi ý kiến thắc mắc cần tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với Makemoney qua số hotline 0944.31.9963 nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Protected with IP Blacklist CloudIP Blacklist Cloud